Vải nỉ là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải nỉ trong sản xuất nệm

tháng 11 21, 2019
Mỗi khi trời trở lạnh vải nỉ lại trở mặt hàng được ưa chuộng bậc nhất trên thị trường. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đệm xanh để có được lời giải đáp chính xác nhất cho hiện tượng này.
Nguồn gốc của vải nỉ

Vải nỉ là sự kết hợp tuyệt vời giữa vải và len. Chất liệu này có độ mềm rất cao, có 1 lớp lông ngắn bao phủ trên bề mặt. Nhờ vào các tính năng nổi bật, vải nỉ được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành khác nhau như thời trang, công nghiệp, kỹ thuật, sản xuất chăn ga gối, vỏ bọc gối, thảm trải sàn, đồ lặn,...

Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ là 2 quốc gia có khí hậu khắc nghiệt với mùa đông dài, mùa hè ngắn. Sự biến đổi cực đoan của thời tiết chính là thách thức không nhỏ đối với sự sống của con người. Vải nỉ ra đời như giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này.

Ban đầu, phần lớn số vải lượng được sử dụng làm thảm và một số ít loại quần áo dành riêng cho các bộ lạc du mục. Chính sự giao thoa văn hóa đã giúp chúng được phổ biến ở các nước phương Tây, nơi khí hậu có sự tương đồng. Từ đó, vải nỉ ngày càng được ưa chuộng và trở thành cơn sốt vào những năm 1990. Trong quá trình đó, vải không ngừng được cải tiến, ứng dụng rộng rãi hơn trên nhiều lĩnh vực nhưng đa phần chúng được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật, làm đồ trang trí.

Quy trình sản xuất vải nỉ

Quy trình sản xuất vải nỉ diễn ra khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn. Mỗi tỉ lệ nguyên liệu khác nhau đảm bảo tính năng riêng biệt cho từng sản phẩm. Các công đoạn sản xuất cơ bản bao gồm:
Bước 1: Pha trộn nguyên liệu.
Bước 2: Chải thô sợi.
Bước 3: Dệt vải nỉ.
Bước 4: Phơi khô vải nỉ.
Bước 5: Ép chặt.
Bước 6: Làm sạch vải nỉ.
Bước 7: Cán láng vải.

Chất liệu vải nỉ thành phẩm được đưa mang đi phân phối hoặc tạo hình theo mẫu thiết kế có sẵn. Vải rất dễ cắt, đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất đến từ nhà thiết kế nên được thiết kế với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Mức giá sản phẩm vải nỉ được trải dài trên nhiều phân khúc, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một tấm vải chất lượng theo sở thích và khoản tài chính định trước. 
 
Đặc điểm của vải nỉ

Ưu điểm của chất liệu vải nỉ

Khả năng giữ ấm ưu việt

Vải nỉ được ra đời tại vùng có nhiệt độ trung bình thấp nên ưu điểm nổi bật đầu tiên phải kể tới là sự ấm áp, mềm mại. Hai mặt vải thường được thiết kế song song với lớp lông ngắn mịn ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Vì vậy, nỉ được đánh giá cao hơn so với các chất liệu phổ biến khác như len, cotton và bông.

Độ bền cao

Vải nỉ đặc biệt dai và có trọng lượng siêu nhẹ. Kết cấu đặc biệt giúp loại vải này chóng khô hơn so với vải bông và vải len, đặc biệt là len nhân tạo.

Sản phẩm làm từ vải nỉ không nhàu nát, bai giãn suốt thời gian sử dụng. Trường hợp bị bung sợi như vải len không xảy ra ở loại vải này. Khi cắt, vải không bị tước sợi, đồng thời sử được độ dai hoàn hảo.

Sử dụng được 2 mặt


Đặc trưng nổi bật của nỉ là cấu trúc 2 mặt song song. Cả mặt trong và mặt ngoài của vải đều được có lớp lông ngắn, vừa tăng cường khả năng giữ nhiệt, vừa tăng giá trị sử dụng. Người dùng hoàn toàn có thể “mặc trái” mà vẫn sử dụng tối ưu tiện ích của trang phục.


Chống thấm nước

Vải nỉ có nguồn gốc từ vùng mưa tuyết, sương giá nên có khả năng chống thấm nước cao. Phần lớn hơi ẩm sau khi ngấm vào bề mặt vải không được giữ lại. Tỉ lẹ nhỏ còn lại cũng được nhanh chóng chuyển vào môi trường xung quanh. Nhờ đó, chúng đặc biệt phù hợp với kiểu thời tiết nước ta mỗi khi mùa mưa tới hay khí trời trở lạnh, không có ánh nắng mặt trời.

Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc


Cũng như các chất vải phổ biến khác, nỉ rất dễ nhuộm màu và tạo kiểu. Điều này đã thôi thúc các nhà thiết kế hàng đầu tạo ra những mẫu mã đa dạng, kiểu dáng trang phục và nhiều sản phẩm đi kèm để người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn.

Nhược điểm của chất liệu vải nỉ

Dễ bám bụi
Nhược điểm lớn nhất của vải nỉ là dễ bám bụi. Vải sau khi ép có nhiều lỗ nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để bụi bẩn dễ ràng lọt vào trong quá trình sử dụng. Chúng không thể dùng khăn khô để lau dễ dàng mà bắt buộc phải mang đi giặt. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm làm từ vải nỉ bạn cần bảo quản thật kỹ để tránh làm công đoạn vệ sinh trở nên phức tạp.
Gây cảm giác nóng nực

Vì là loại vải vụ đông nên nỉ có khả năng cách nhiệt rất cao. Độ dày của chúng có thể khiến người sử dụng cảm thấy bí bách, nóng nực trong mùa hè. Đừng mặc trang phục nỉ trong mùa hè kể cả áo ngắn tay vì mồ hôi sẽ làm trôi son phấn của các cô nàng đấy.

Phân loại vải nỉ

Có rất nhiều cách để phân loại chất liệu vải. Xét về độ cứng thì nỉ bao gồm vải nỉ cứng và vải nỉ mềm. Độ cứng cáp của nỉ cứng được ngành sản xuất đồ công nghiệp và đồ trang trí cực kỳ ưa chuộng. Ngược lại, vải nỉ mềm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, nội thất và sản phẩm handmade.

Hiện nay ở Việt Nam, vải nỉ trên thị trường bao gồm 2 loại chính là vải nỉ thường và vải nỉ Hàn Quốc. Vải nỉ da các cùng các loại nỉ khác chiếm phần nhỏ còn lại.

Vải nỉ Hàn Quốc

Chất liệu này thường có độ mềm cao, co giãn hợp lý, không bị xù lông, bai giãn dù phải chịu tác động lớn từ ngoại lực. Màu sắc của vải rất phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu đến từ khách hàng. Đặc biệt, chúng rất được các bạn trẻ yêu thích dùng để làm đồ handmade như móc chiều khóa, hộp bút, đồ trang trí nho nhỏ,...


Vải nỉ thường

Vải nỉ thường có kết cấu gần giống với vải nỉ Hàn Quốc nhưng mỏng hơn và mức giá cũng dễ chịu hơn. Độ co giãn vượt trội, chút xù lông nhẹ là đặc điểm riêng biệt của loại vải này. Chúng được sử dụng để làm đồ handmade.

Vải nỉ da cá

Vải nỉ da cá là chất liệu phổ biến trong lĩnh vực sản xuất áo khoác. Loại vải này được sản xuất từ sợi bông xơ và sợi polyester tổng hợp theo tỉ lệ lần lượt là 35%, 65%. Vải có cấu trúc 2 lớp dày dặn, giữ ấm tốt, co giãn tuyệt hảo. Nhà sản xuất có thể in hình nổi, dễ tạo hình và thiết kế.

Ngoài các loại vải kể trên, nỉ còn được phân loại thành nhiều loại khác như vải nỉ bông, vải nỉ lót bông, nỉ cotton. Tùy vào mục đích của thương hiệu, vải có thể được gia giảm các chất để tối ưu hóa tính năng riêng biệt của sản phẩm. 
 
Ứng dụng của vải nỉ

Ứng dụng trong thời trang

Tuy không chiếm thị phần lớn trong ngành thời trang, trang phục và phụ kiện làm từ vải nỉ vẫn có được những khách hàng của riêng mình. Hàng năm các nhà mốt vẫn cho ra nhiều bộ sưu tập vải nỉ với kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú từ váy liền, áo ngắn tới găng tay, chân váy dài, túi, giày,...


Ứng dụng trong đồ trang trí

Vải nỉ được coi là chất liệu phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực đồ handmade. Giá thành thấp, độ mềm mại và cứng vừa phải để các bạn trẻ tha hồ sáng tạo. Trong những năm gần đây, chúng thực sự đã trở thành cơn sốt cũng như đem lại lợi nhuận của những người đam mê kinh doanh.


Ứng dụng trong sản xuất nệm

Sản phẩm nệm, áo bọc nệm được sử dụng phổ biến trong mùa đông. Vải nỉ giúp tăng cường khả năng giữ ấm, xua tan giá lạnh cho không gian căn phòng, lại vừa mềm mại, nhẹ nhàng bảo vệ cho sức khỏe người tiêu dùng.


Cách phân biệt chất liệu vải nỉ

Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường luôn khiến người tiêu dùng hoang mang, bối rối. Để có được sản phẩm vải nỉ chính hãng, hãy nhớ kỹ những lưu ý sau đây nhé.

Đầu tiên, bạn cần đánh giá vẻ ngoài bằng mặt. Vải nỉ thật thường có lớp lông ngắn mềm mại, không xơ cứng như vải tái chế. Hai mặt vải có kết cấu tương đồng rất dễ nhận thấy. Hãy so sánh chúng để có nhận định chính xác nhất nhé.

Tiếp theo, cảm nhận trực tiếp bằng tay. Mặt vải thật có độ dày vừa phải, mềm mại và ấm áp. Chúng thường đổ lông nhẹ, không có cảm giác trơn trượt khi bạn chạm tay vào. Nỉ có độ chuẩn màu cao, không có độ bóng trên mặt vải.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải nỉ

Giặt vải nỉ đúng cách

So với vải cotton, vải thun, khâu vệ sinh của vải nỉ đòi hỏi sự phức tạp, tỉ mỉ nhiều hơn. Do chúng dễ bám bụi nên việc lau khô rất khó thực hiện. Đối với vết bẩn khô, chúng buộc phải được đem giặt thay vì dùng khăn lau qua. Vải nỉ cũng rất khó làm sạch với vết bẩn cứng đầu. Ngay từ khâu bảo quản, bạn nên cẩn thận để tránh các chất bẩn bám vào quá lâu trên bề mặt vải. Các bước tiến hành hiệu quả như sau:
Sử dụng nước lạnh để vệ sinh sản phẩm. Tuyệt đối không được chà xát, vò quá mạnh làm mặt vải xù lông, biến dạng vải nỉ.
Bước đầu tiên, bạn ngâm trang phục trong dung dịch nước và xà phòng từ 20-30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Sau đó, vải nỉ cần được bóp nhẹ nhàng quanh khu vực bẩn.
Hạn chế sử dụng máy giặt. Tốc độ xoay của buồng máy có thể ảnh hưởng tới chất lượng vải. Nếu không thể giặt tay, bạn có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm được dài lâu.
Xả bằng nước sạch cho tới khi hết xà phòng. Bạn có thể sử dụng thêm nước xả vải để sản phẩm thơm lâu hơn. Không nên vắt mạnh vải. Hãy bóp nhẹ để nước có thể chảy ra từ từ.


Riêng đối với thú nhồi bông, gối ôm, bạn nên ngâm thêm 15 phút sau mỗi lần xả nước để xà phòng ngấm sâu trong ruột được hoàn tan hoàn toàn. Quá trình phơi khô cũng cần thời gian lâu hơn. Hãy chắc rằng lõi bông sản phẩm đã khô hoàn toàn để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn và gia đình nhé.

Xử lý mặt vải xù lông

Nếu muốn bề mặt vải nỉ luôn đẹp mắt, bạn cần khéo léo loại bỏ những sợi lông xù. Tất cả dụng cụ cần thiết chỉ là 1 chiếc kéo nhỏ. Độ sắc của kéo cần được đảm bảo để khâu thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất.

Lúc này, bạn dùng khéo cắt đi những khu vực xù lông. Chỉ cần một chút cẩn thận, tỉ mỉ, sản phẩm của bạn đã trở lại như mới rồi. Nhớ đừng cắt quá sâu hay cắt vào đường chỉ may đấy.

Share this

Tin tức liên quan

Previous
Next Post »