Chất liệu vải lụa có những đặc tính gì?

tháng 11 19, 2019
Hẳn chúng ta đã từng ít nhất một lần nghe đến cái tên vải lụa, đây là một loại chất liệu có đặc điểm vô cùng mỏng, mịn màng và được ứng dụng nhiều trong sản xuất thời trang may mặc hiện nay

Ngay từ thời ông bà ta, thì chất liệu lụa đã được coi là một loại vải cao cấp, cho tới hiện tại khi cuộc sống đã phát triển hơn thì vải lụa vẫn còn vẹn nguyên giá trị của nó. Từ đó con người đã ứng dụng vải lụa vào rất nhiều lĩnh vực như sản xuất thời trang may mặc, hay sử dụng trong các bộ chăn ga gối đệm sang trọng. Vậy vải lụa là gì, đặc điểm của loại vải này như thế nào lại được yêu thích tới vậy. Để giải đáp cho vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vải lụa mềm mại

Vải lụa là vải gì?


Vải lụa là chất liệu vải có bề mặt rất mỏng, mịn được sản xuất bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó là tơ tằm. Cụ thể đó là những người nuôi tằm sẽ xe các sợi tơ ra để đan dệt thành lụa. Đây được coi là một loại hình nghề đã xuất hiện từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Từ đó mà lụa trở thành loại vải đắt tiền, chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến thời điểm đó.
Để đánh giá chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ tằm dâu là được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.
Trải qua một thời gian dài phát triển từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa


Thực tế thì nghề dệt lụa đã có từ rất lâu, đó là vào khoảng 6000 năm trước công nguyên, mảnh đất đầu tiên xuất hiện và phát triển ngành nghề dệt lụa đó là ở Trung Quốc. Đây là một loại vải mà chỉ có tầng lớp vua chúa hoặc các tầng lớp quý tộc mới được sử dụng, vải lụa cũng được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho vua chúa, quan chức quý tộc lúc đó.

Nhưng không lâu sau thời điểm xuất hiện đó thì vải lụa đã bắt đầu trở nên phổ biến và thịnh hành hơn ở thị trường Trung Quốc và được mọi tầng lớp xã hội tại đây sử dụng để tạo thành các bộ quần áo đời thường. Sau đó khi nó đã lan rộng tới các nước ở Châu Á thì vải lụa tiếp tục cho thấy sức ảnh hưởng, nét nổi trội của mình khi nó đã chứng tỏ rằng đây là một loại hàng hóa cao cấp, với độ bền bỉ và có vẻ đẹp huyền bí. Chính vì lẽ đó mà xu hướng sử dụng các đồ dùng có chất liệu vải lụa ngày càng gia tăng, điều này đã khiến cho giới thương nghiệp sẵn sàng đưa loại hàng hóa này đi xuyên các quốc gia khác nhau để tiêu thụ.

Đó là cột mốc lịch sử thể hiện vải lụa có xuất xứ từ Trung Quốc, còn đối với thị trường Việt Nam thì trong lịch sử ghi chép vải lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6. Bởi ở thời gian này, tại huyện Ba Vì nghề chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện. Với bề dày truyền thống lâu đời trong việc phát triển nghề dệt lụa, cho tới nay các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Nổi bật nhất trong số đó chính là cái tên lụa Hà Đông đã trở thành thương hiệu vô cùng quen thuộc khi nhắc tới chất liệu. Vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo, đưa loại lụa này trở thành sản phẩm nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn một thương hiệu vải lụa khác đó là lụa Mỹ Á ở An Giang cũng khá nổi tiếng Việt Nam.

Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa


Chăn tằm
Trong 1 năm, thời điểm thích hợp nhất để chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu, có khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất.Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén thì khoảng từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.
Thức ăn chính của tằm là lá dâu, và dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất sạch, không bị phèn ô nhiễm nguồn nước. Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tầm phát triển đén kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.
Vải lụa trắng
Nhả kén
Các gia đình trồng dâu nuôi tằm thường thực hiện công đoạn này bằng cách dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để cho tằm bắt đầu nhả kén. Bước đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định tổ kén để nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén.
Ươm tơ
Sau khi đưa tằm chín nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Công đoạn ươm tơ này diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.
Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu sợi tơ thô cho công đoạn dệt tiếp theo, thì tùy vào mục đích của người dệt và sản phẩm muốn tạo ra thì nguồn nguyên liệu sợi tơ cần tới những số lượng khác nhau.
Dệt lụa
Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà sẽ có những cách dệt khác nhau để điều chỉnh độ dày mỏngcủa vải lụa, chính ở quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau quyết định tới độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng của vải.
Nhuộm màu vải lụa
Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho các loại vải lụa, bởi vải lụa gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để cho vải có nhiều sắc đa dạng bắt mắt thì bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách để nhuộm vải lụa của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu...
Ngoài ra tùy vào cách phối màu và yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà vải lụa cũng có thể pha và nhuộm màu thành các loại họa tiết như lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng...

Đặc tính của vải lụa


Vải lụa mang trong mình 3 đặc tính quan trọng nhưng lại ít được quan tâm đó là:
Đặc tính cơ học
Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.
Đặc tính vật lý
Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa thông qua các góc cạnh khác nhau.
Đặc tính hóa học
Do được tạo ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Cũng chính đặc điểm này mà khi sử dụng vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bị bám vào da. Tuy nhiên, lụa vẫn được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh đặc biệt là vào những ngày mùa đông lạnh giá.
Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì không nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây cũng là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.

Phân biệt các loại vải lụa


Vải lụa tơ tằm

Đây là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay, lụa tơ tằm được sản xuất toàn bộ bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật. màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng. Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn một số làng nghề sản xuất lụa tơ tằm truyền thống trong đó làng nghề lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á là những tên tuổi khá nổi tiếng.

Vải lụa satin

Vải lụa satin là loại vải làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợ dọc, cấu trúc chi tiết đó là sợi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc theo quy luật như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ lại dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần. Vải lụa satin nếu có các sợi ngang nhiều hơn sợi dọc sẽ giúp độ bóng mịn đẹp hơn và tính thẩm mỹ cao cùng độ bền vượt trội nên giá thành của lụa satin cũng cao hơn so với các chất liệu khác.
Chăn ga gối đệm chất liệu lụa

Vải lụa cotton

Cotton lụa là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này quy tụ tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại. Vải lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt

Vải lụa Twill

Đây là loại vải lụa có cấu trúc sợi chéo, bền và vô cùng chắc. Hai bề mặt của vải không giống nhau. Tơ tằm cũng là nguyên liệu chính để sản xuất là Twill Silk nhưng loại lụa nầy dày hơn lụa thông thông thường và bảo toàn nguyên vẹn sự mềm mại.
Một số loại vải lụa khác đó là lụa Twist Silk, lụa gấm Jacquard, Damask Silk...

Ứng dụng của vải lụa


Hiện nay vải lụa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như:
Sản xuất quần áo
Trang phục bằng vải lụa vô cùng giá trị và đặc biệt được yêu thích trong những ngày nắng nóng, khó chịu vì khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.
Quần áo chất liệu lụa
Sản xuất các đồ trang trí
Không thể phủ nhận về tính thẩm mỹ mà vải lụa mang lại, nên nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ trang trí nội thất như màn, hoặc rèm cửa.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Các sản phẩm chăn ga gối đệm từ chất liệu vải lụa luôn có giá trị cao và giá thành cao hơn so với mặt bằng chung, thế nhưng chất lượng mà chúng có được lại rất tuyệt vời, thương hiệu chăn ga gối đệm Hanvico đã tích cực ứng dụng vải lụa vào các bộ sản phẩm của mình.

Nguồn: https://demxanh.com/vai-lua.html

Share this

Tin tức liên quan

Previous
Next Post »