Vải spandex là gì? Ứng dụng của vải spandex trong ngành dệt may

Vải spandex là gì? Ứng dụng của vải spandex trong ngành dệt may

tháng 11 22, 2019 Add Comment
Sợi spandex có thể kéo giãn gấp 5 lần so với chiều dài của chính nó. Điều gì đã làm nên điều kỳ diệu này? Cùng Đệm xanh khám phá những thông tin hữu ích về vải spandex trong bài viết dưới đây nhé.  

Nguồn gốc vải spandex


Vải Spandex là loại sợi nhân tạo có độ đàn hồi tốt nhất trong các loại vải thông dụng. Chất liệu này còn được biết đến với các tên gọi khác như Lycra, Elastane. Ở từng khu vực châu Âu khác nhau, tên gọi của vải lại có các biến thể khác nhau như élasthanne, elastano, elastaan,... Sợi spandex có thể kéo dài gấp 5 kích cỡ ban đầu của chúng.
Sự hình thành của vải spandex được nhen nhóm ngay từ Chiến tranh thế giới thứ II. Nhu cầu sử dụng cao su lớn để sản xuất các thiết bị phục vụ cho chiến tranh khiến cao su tự nhiên ngày một cạn kiệt. Giá cao su ngày một tăng cao, nguồn nguyên liệu bị các nước cơ trên độc chiếm khiến số lượng ít ỏi không đủ đáp ứng nhu cầu. Hàng loạt các loại cây khác được đề ra để thay thế như đa búp đỏ, bồ công anh, cây đại kích chưa bao giờ trở thành nguyên liệu quan trọng nhất. Trước tình thế hiện tại, các nhà khoa học buộc phải đẩy mạnh nghiên cứu nguồn nguyên liệu có thể sản xuất đại trà, có thể kiểm soát nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ.
Chính yếu tố trên đã định hướng cho các cuộc thử nghiệm để đẩy nhanh tiến độ sản xuất sợi nhân tạo có độ đàn hồi tốt, bền chắc dựa trên chất liệu polyme sẵn có.
Sự ra đời của polyurethane vào năm 1940 chính là bước đại nhảy vọt trong sản xuất và được dùng để thay thế cao su. Đồng thời, chất liệu polyme nylon cũng được phát hiện. Tuy nhiên, độ thô cứng của chúng khiến các nhà khoa học nỗ lực tìm ra giải pháp mềm hóa chúng. Sau đó, nhận thấy các đặc tính tuyệt vời của các polyurethan khác, họ quyết định tạo ra những sợi nylon mảnh từ chúng, giúp tạo ra các bộ quần áo siêu nhẹ, co giãn nhiều chiều.
Đến năm 1952, các sợi spandex đầu tiên được ra đời dưới bàn tay của nhà khoa học Farbenfabriken Bayer của Đức. Nhưng phải tới năm 1962 sợi vải này mới chính thức được đưa vào sản xuất rộng rãi với cái tên Lycra nhờ vào sự hợp tác giữa Du Pont và Công ty Cao su Hoa Kỳ.
Hiện này, vải spandex được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như may mặc, sản xuất gối vi sinh, thắt lưng, vỏ bọc ghế,...  

Quy trình sản xuất vải spandex  


Sản xuất sợi prepolymer

Vải spandex chủ yếu được sản xuất theo phương thức kéo sợi khô. Chúng chiếm khoảng 94.5 % thị phần trên thế giới. Sản phẩm trong khâu sản xuất đầu tiên được gọi là sợi prepolymer. Để sản xuất chất liệu này, người ta trộn glycol 10% với monomer diisocyanate 90% trong một bình phản ứng.

Tạo dung dịch kéo sợi

Sau đó, thành phẩm được tiếp tục cho vào phản ứng với diamine lần lượt theo tỉ lệ 1:1. Đây được gọi là phản ứng mở rộng chuỗi. Dung dịch được thu được được pha loãng với dung môi DMAc để cho ra một dung môi đặc biệt. Nó tiếp tục được pha loãng hơn để tạo thuận lợi cho khâu xử lý. Thành phẩm cuối cùng được bơm vào tế bào sản xuất sợi xơ.

Quay sợi

Dung dịch trên sau đó được đưa vào máy quay sợi để hình thành sợi spandex. Trong quá trình sản xuất, khí nito, dung môi hóa học được sử dụng để gia nhiệt cho máy tạo đẩy nhanh quá trình phản ứng hóa học của polyemer lỏng. Các sợi rắn được hình thành sau đó

Tạo sợi spandex

Kết thúc quá trình quay sợi, các sợi rắn được gộp lại để hình thành sợi spandex có độ dày thích hợp. Mỗi sợi riêng lẻ sẽ hình thành 1 sợi spandex thống nhất.

Xử lý sợi

Chất magnesi stearat được sử dụng để ngăn các sợi spandex  dính chặt lại với nhau có thể dệt may dễ dàng. Một polyme khác có thể được sử dụng để thay thế hóa chất này. Sau cùng, các sợi spandex được cuộn vào con lăn để mang đi dệt vải.

Đánh giá chất lượng

Đây là khâu cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm. Các sợi spandex sau khi được lăn vào ống chỉ sẽ được kiểm tra độ co giãn, kích thước tiêu chuẩn. Những cuộn không đạt sẽ bị loại bỏ.

Đặc điểm của vải spandex  


Ưu điểm

Đàn hồi vượt trội
Độ đàn hồi của sợi spandex được đánh giá cao nhất trong các loại sợi thông dụng. Chúng có thể chịu được ngoại lực lớn kéo căng gấp nhiều lần vẫn không xuất hiện tình trạng đứt, giãn, chảy. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm kéo căng sợi spandex gấp 500% nhưng chúng vẫn dễ dàng khôi phục hình dáng ban đầu.
Nhờ vào tính năng tuyệt vời này, vải spandex được đặc biệt ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất đồ thể thao, trang phục bó sát.
Bền nhẹ
Phương pháp định hình nhiệt giúp gia tăng độ bền chắc tối đa cho vải spandex. Sau nhiều lần giặt, vải không bị xù lông, thô cứng. Chúng không bị xói mòn bởi dầu như nhiều chất vải phổ biển khác. Khả năng chịu mài mòn tốt giúp vải không bị thắt nút trên bề mặt suốt quá trình sử dụng.
Khó co nhăn
Sợi spandex rất ít khi sử dụng chất liệu nguyên chất mà thường được pha trộn từ nhiều loại sợi khác. Vì vậy, vải không gặp các hiện tượng nhăn nhúm, tạo nhiều nếp gấp như lụa, gấm, cotton,... Sự bù đắp giữa chúng sẽ khắc phục những nhược điểm tối đa. Để giảm độ cứng của sợi nylon và polyester, người ta thường trộn thêm sợi spandex dưới 5% để gia tăng độ co giãn cũng như linh hoạt theo thể trạng người mặc.
Không gây dị ứng
Với các sợi có nguồn gốc tự nhiên như lông cừu, lông thỏ, nhiều người xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, kích ứng da khi mặc. Điều này không hề xảy ra trên dòng vải spandex. Bên cạnh đó, việc lệ thuộc quá nhiều vào động vật khiến các trang phục này thường mắc phải sự phản đối từ những người yêu động vật cũng như mùa vụ sản xuất bị hạn chế.
Chống tĩnh điện
Khác với len, trang phục spandex vụ đông không tạo tĩnh điện tránh tạo cảm giác khó chịu cho người mặc. Đây cũng là đặc điểm thú vị để phân biệt chúng. 

Hạn chế

Thấm hút kém
Khả năng thấm hút mồ hôi của sợi spandex không được đánh giá cao. Vì vậy, người dùng dễ gặp phải tình trạng nóng bức, khó chịu dưới nền nhiệt cao hoặc hoạt động với tần suất lớn.
Hao mòn dưới tác dụng của chất tẩy
Vải spandex đặc biệt kỵ với chất tẩy rửa, đặc biệt là các chất có độ PH cao, tính kiềm. Vải sẽ nhanh hỏng, bai dão dưới tác dụng của nó. Bạn cần lưu ý điều này trong khâu vệ sinh, bảo quản để giữ cho trang phục luôn bền đẹp.
Chưa thân thiện với môi trường
Đây là hạn chế lớn nhất của tất cả các loại vải nhân tổng hợp. Chúng không được các chuyên gia sức khỏe đánh giá cao về độ an toàn cho sức khỏe. Khi không sử dụng, vải không thể tự phân hủy sinh học, khả năng thu hồi và tái chế chưa thục sự ấn tượng như các dòng loại vải có nguồn gốc thiên nhiên.

Phân loại vải spandex  


Quá trình phát triển lâu dài đã tạo ra nhiều biến thể của vải spandex. Tùy vào mục đích sản xuất, chất liệu này có thể pha trộn các nguyên liệu theo tỉ lệ khác nhau để tối ưu tính năng sản phẩm.

Spandex pha cotton

Chất liệu này được sản xuất từ sợi spandex và cotton. Hai nguyên liệu này đều có độ co giãn tốt, nhẹ, mềm mại. Hạn chế về độ thấm hút của sợi spandex được cải thiện rõ rệt. Chất liệu này được sử dụng phổ biến để may quần áo phông hoặc trang phục co giãn. Vải rất ít bám bụi, điều kiện vệ sinh đơn giản. Vì vậy, đây là chất liệu hàng đầu được ưa chuộng trong quần áo thể thao.

Poly spandex

Vải poly spandex còn được biết đến với tên gọi nylon spandex. Chúng có khả năng co giãn tốt, bóng mượt. Độ bóng they đổi theo từng góc độ của người nhìn tạo nên cảm quan thẩm mỹ cho sản phẩm. Vải có trọng lượng rất nhẹ, co giãn tốt tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Len spandex

Loại vải này kế thừa khả năng cách nhiệt tuyệt vời từ sợi len và sợi spandex. Len spandex thường được ưa chuộng trong trang phục vụ đông. Chúng có độ mềm mại, co giãn cực tốt, chống co nhăn làm thay đổi form áo.

Ứng dụng của vải spandex


Nhờ vào ưu điểm vượt trội, vải spandex được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may. Vải được dùng để tạo ra rất nhiều các loại trang phục như đồ tắm, quần trượt tuyết, quần jean bó, trang phục thể thao,... Độ co giãn nổi bật cho phép người mặc có thể thực hiện được các kỹ thuật cao, linh hoạt theo mọi chuyển động có biên độ lớn một cách dễ dàng nhất.
Ngoài ra, chúng còn được dùng để sản xuất niềng răng chỉnh hình, tất tay, tất chân, thắt lưng, áo bọc ghế, gối vi sinh,..

Hướng dẫn bảo quản vải spandex  


  • Hạn chế tối đa giặt vải spandex bằng máy để duy trì được hình dáng và độ co giãn của sợi.
  • Sử dụng nước ấm, chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh vải.
  • Chọn nơi khô ráo, thoáng mát để phơi, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Hạn chế việc là ủi vải spandex liên tục dưới nhiệt độ cao. Khi cần thiết, chỉ nên là vải dưới nhiệt độ tahasp nhất.
  • Không sử dụng các thiết bị tỏa nhiệt để làm vải nhanh khô. Có thể thay thế chúng bằng máy sấy ở chế độ mát, quạt máy, điều hòa.
  • Dung dịch clo trong nước, hóa chất từ kem chống nắng, mồ hôi cùng nhiều chất bẩn khác có thể khiến áo tắm spandex nhanh ố vàng, bãi giãn. Khi lên khỏi hồ bơi, bạn cần giặt chúng với nước thường càng nhanh càng tốt.
  • Khi giặt đồ bơi spandex nên ngâm khoảng 30 phút trong dung dịch gồm nước và xà phòng để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn bám trên trang phục.
  • Hãy để trang phục “nghỉ ngơi” khoảng 24h giữa mỗi lần bơi để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho vải spandex.
  • Không giặt khô vải spandex.
Vải nỉ là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải nỉ trong sản xuất nệm

Vải nỉ là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải nỉ trong sản xuất nệm

tháng 11 21, 2019 Add Comment
Mỗi khi trời trở lạnh vải nỉ lại trở mặt hàng được ưa chuộng bậc nhất trên thị trường. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đệm xanh để có được lời giải đáp chính xác nhất cho hiện tượng này.
Nguồn gốc của vải nỉ

Vải nỉ là sự kết hợp tuyệt vời giữa vải và len. Chất liệu này có độ mềm rất cao, có 1 lớp lông ngắn bao phủ trên bề mặt. Nhờ vào các tính năng nổi bật, vải nỉ được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành khác nhau như thời trang, công nghiệp, kỹ thuật, sản xuất chăn ga gối, vỏ bọc gối, thảm trải sàn, đồ lặn,...

Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ là 2 quốc gia có khí hậu khắc nghiệt với mùa đông dài, mùa hè ngắn. Sự biến đổi cực đoan của thời tiết chính là thách thức không nhỏ đối với sự sống của con người. Vải nỉ ra đời như giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này.

Ban đầu, phần lớn số vải lượng được sử dụng làm thảm và một số ít loại quần áo dành riêng cho các bộ lạc du mục. Chính sự giao thoa văn hóa đã giúp chúng được phổ biến ở các nước phương Tây, nơi khí hậu có sự tương đồng. Từ đó, vải nỉ ngày càng được ưa chuộng và trở thành cơn sốt vào những năm 1990. Trong quá trình đó, vải không ngừng được cải tiến, ứng dụng rộng rãi hơn trên nhiều lĩnh vực nhưng đa phần chúng được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật, làm đồ trang trí.

Quy trình sản xuất vải nỉ

Quy trình sản xuất vải nỉ diễn ra khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn. Mỗi tỉ lệ nguyên liệu khác nhau đảm bảo tính năng riêng biệt cho từng sản phẩm. Các công đoạn sản xuất cơ bản bao gồm:
Bước 1: Pha trộn nguyên liệu.
Bước 2: Chải thô sợi.
Bước 3: Dệt vải nỉ.
Bước 4: Phơi khô vải nỉ.
Bước 5: Ép chặt.
Bước 6: Làm sạch vải nỉ.
Bước 7: Cán láng vải.

Chất liệu vải nỉ thành phẩm được đưa mang đi phân phối hoặc tạo hình theo mẫu thiết kế có sẵn. Vải rất dễ cắt, đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất đến từ nhà thiết kế nên được thiết kế với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Mức giá sản phẩm vải nỉ được trải dài trên nhiều phân khúc, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một tấm vải chất lượng theo sở thích và khoản tài chính định trước. 
 
Đặc điểm của vải nỉ

Ưu điểm của chất liệu vải nỉ

Khả năng giữ ấm ưu việt

Vải nỉ được ra đời tại vùng có nhiệt độ trung bình thấp nên ưu điểm nổi bật đầu tiên phải kể tới là sự ấm áp, mềm mại. Hai mặt vải thường được thiết kế song song với lớp lông ngắn mịn ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Vì vậy, nỉ được đánh giá cao hơn so với các chất liệu phổ biến khác như len, cotton và bông.

Độ bền cao

Vải nỉ đặc biệt dai và có trọng lượng siêu nhẹ. Kết cấu đặc biệt giúp loại vải này chóng khô hơn so với vải bông và vải len, đặc biệt là len nhân tạo.

Sản phẩm làm từ vải nỉ không nhàu nát, bai giãn suốt thời gian sử dụng. Trường hợp bị bung sợi như vải len không xảy ra ở loại vải này. Khi cắt, vải không bị tước sợi, đồng thời sử được độ dai hoàn hảo.

Sử dụng được 2 mặt


Đặc trưng nổi bật của nỉ là cấu trúc 2 mặt song song. Cả mặt trong và mặt ngoài của vải đều được có lớp lông ngắn, vừa tăng cường khả năng giữ nhiệt, vừa tăng giá trị sử dụng. Người dùng hoàn toàn có thể “mặc trái” mà vẫn sử dụng tối ưu tiện ích của trang phục.


Chống thấm nước

Vải nỉ có nguồn gốc từ vùng mưa tuyết, sương giá nên có khả năng chống thấm nước cao. Phần lớn hơi ẩm sau khi ngấm vào bề mặt vải không được giữ lại. Tỉ lẹ nhỏ còn lại cũng được nhanh chóng chuyển vào môi trường xung quanh. Nhờ đó, chúng đặc biệt phù hợp với kiểu thời tiết nước ta mỗi khi mùa mưa tới hay khí trời trở lạnh, không có ánh nắng mặt trời.

Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc


Cũng như các chất vải phổ biến khác, nỉ rất dễ nhuộm màu và tạo kiểu. Điều này đã thôi thúc các nhà thiết kế hàng đầu tạo ra những mẫu mã đa dạng, kiểu dáng trang phục và nhiều sản phẩm đi kèm để người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn.

Nhược điểm của chất liệu vải nỉ

Dễ bám bụi
Nhược điểm lớn nhất của vải nỉ là dễ bám bụi. Vải sau khi ép có nhiều lỗ nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để bụi bẩn dễ ràng lọt vào trong quá trình sử dụng. Chúng không thể dùng khăn khô để lau dễ dàng mà bắt buộc phải mang đi giặt. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm làm từ vải nỉ bạn cần bảo quản thật kỹ để tránh làm công đoạn vệ sinh trở nên phức tạp.
Gây cảm giác nóng nực

Vì là loại vải vụ đông nên nỉ có khả năng cách nhiệt rất cao. Độ dày của chúng có thể khiến người sử dụng cảm thấy bí bách, nóng nực trong mùa hè. Đừng mặc trang phục nỉ trong mùa hè kể cả áo ngắn tay vì mồ hôi sẽ làm trôi son phấn của các cô nàng đấy.

Phân loại vải nỉ

Có rất nhiều cách để phân loại chất liệu vải. Xét về độ cứng thì nỉ bao gồm vải nỉ cứng và vải nỉ mềm. Độ cứng cáp của nỉ cứng được ngành sản xuất đồ công nghiệp và đồ trang trí cực kỳ ưa chuộng. Ngược lại, vải nỉ mềm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, nội thất và sản phẩm handmade.

Hiện nay ở Việt Nam, vải nỉ trên thị trường bao gồm 2 loại chính là vải nỉ thường và vải nỉ Hàn Quốc. Vải nỉ da các cùng các loại nỉ khác chiếm phần nhỏ còn lại.

Vải nỉ Hàn Quốc

Chất liệu này thường có độ mềm cao, co giãn hợp lý, không bị xù lông, bai giãn dù phải chịu tác động lớn từ ngoại lực. Màu sắc của vải rất phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu đến từ khách hàng. Đặc biệt, chúng rất được các bạn trẻ yêu thích dùng để làm đồ handmade như móc chiều khóa, hộp bút, đồ trang trí nho nhỏ,...


Vải nỉ thường

Vải nỉ thường có kết cấu gần giống với vải nỉ Hàn Quốc nhưng mỏng hơn và mức giá cũng dễ chịu hơn. Độ co giãn vượt trội, chút xù lông nhẹ là đặc điểm riêng biệt của loại vải này. Chúng được sử dụng để làm đồ handmade.

Vải nỉ da cá

Vải nỉ da cá là chất liệu phổ biến trong lĩnh vực sản xuất áo khoác. Loại vải này được sản xuất từ sợi bông xơ và sợi polyester tổng hợp theo tỉ lệ lần lượt là 35%, 65%. Vải có cấu trúc 2 lớp dày dặn, giữ ấm tốt, co giãn tuyệt hảo. Nhà sản xuất có thể in hình nổi, dễ tạo hình và thiết kế.

Ngoài các loại vải kể trên, nỉ còn được phân loại thành nhiều loại khác như vải nỉ bông, vải nỉ lót bông, nỉ cotton. Tùy vào mục đích của thương hiệu, vải có thể được gia giảm các chất để tối ưu hóa tính năng riêng biệt của sản phẩm. 
 
Ứng dụng của vải nỉ

Ứng dụng trong thời trang

Tuy không chiếm thị phần lớn trong ngành thời trang, trang phục và phụ kiện làm từ vải nỉ vẫn có được những khách hàng của riêng mình. Hàng năm các nhà mốt vẫn cho ra nhiều bộ sưu tập vải nỉ với kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú từ váy liền, áo ngắn tới găng tay, chân váy dài, túi, giày,...


Ứng dụng trong đồ trang trí

Vải nỉ được coi là chất liệu phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực đồ handmade. Giá thành thấp, độ mềm mại và cứng vừa phải để các bạn trẻ tha hồ sáng tạo. Trong những năm gần đây, chúng thực sự đã trở thành cơn sốt cũng như đem lại lợi nhuận của những người đam mê kinh doanh.


Ứng dụng trong sản xuất nệm

Sản phẩm nệm, áo bọc nệm được sử dụng phổ biến trong mùa đông. Vải nỉ giúp tăng cường khả năng giữ ấm, xua tan giá lạnh cho không gian căn phòng, lại vừa mềm mại, nhẹ nhàng bảo vệ cho sức khỏe người tiêu dùng.


Cách phân biệt chất liệu vải nỉ

Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường luôn khiến người tiêu dùng hoang mang, bối rối. Để có được sản phẩm vải nỉ chính hãng, hãy nhớ kỹ những lưu ý sau đây nhé.

Đầu tiên, bạn cần đánh giá vẻ ngoài bằng mặt. Vải nỉ thật thường có lớp lông ngắn mềm mại, không xơ cứng như vải tái chế. Hai mặt vải có kết cấu tương đồng rất dễ nhận thấy. Hãy so sánh chúng để có nhận định chính xác nhất nhé.

Tiếp theo, cảm nhận trực tiếp bằng tay. Mặt vải thật có độ dày vừa phải, mềm mại và ấm áp. Chúng thường đổ lông nhẹ, không có cảm giác trơn trượt khi bạn chạm tay vào. Nỉ có độ chuẩn màu cao, không có độ bóng trên mặt vải.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải nỉ

Giặt vải nỉ đúng cách

So với vải cotton, vải thun, khâu vệ sinh của vải nỉ đòi hỏi sự phức tạp, tỉ mỉ nhiều hơn. Do chúng dễ bám bụi nên việc lau khô rất khó thực hiện. Đối với vết bẩn khô, chúng buộc phải được đem giặt thay vì dùng khăn lau qua. Vải nỉ cũng rất khó làm sạch với vết bẩn cứng đầu. Ngay từ khâu bảo quản, bạn nên cẩn thận để tránh các chất bẩn bám vào quá lâu trên bề mặt vải. Các bước tiến hành hiệu quả như sau:
Sử dụng nước lạnh để vệ sinh sản phẩm. Tuyệt đối không được chà xát, vò quá mạnh làm mặt vải xù lông, biến dạng vải nỉ.
Bước đầu tiên, bạn ngâm trang phục trong dung dịch nước và xà phòng từ 20-30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Sau đó, vải nỉ cần được bóp nhẹ nhàng quanh khu vực bẩn.
Hạn chế sử dụng máy giặt. Tốc độ xoay của buồng máy có thể ảnh hưởng tới chất lượng vải. Nếu không thể giặt tay, bạn có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm được dài lâu.
Xả bằng nước sạch cho tới khi hết xà phòng. Bạn có thể sử dụng thêm nước xả vải để sản phẩm thơm lâu hơn. Không nên vắt mạnh vải. Hãy bóp nhẹ để nước có thể chảy ra từ từ.


Riêng đối với thú nhồi bông, gối ôm, bạn nên ngâm thêm 15 phút sau mỗi lần xả nước để xà phòng ngấm sâu trong ruột được hoàn tan hoàn toàn. Quá trình phơi khô cũng cần thời gian lâu hơn. Hãy chắc rằng lõi bông sản phẩm đã khô hoàn toàn để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn và gia đình nhé.

Xử lý mặt vải xù lông

Nếu muốn bề mặt vải nỉ luôn đẹp mắt, bạn cần khéo léo loại bỏ những sợi lông xù. Tất cả dụng cụ cần thiết chỉ là 1 chiếc kéo nhỏ. Độ sắc của kéo cần được đảm bảo để khâu thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất.

Lúc này, bạn dùng khéo cắt đi những khu vực xù lông. Chỉ cần một chút cẩn thận, tỉ mỉ, sản phẩm của bạn đã trở lại như mới rồi. Nhớ đừng cắt quá sâu hay cắt vào đường chỉ may đấy.

Chất liệu vải lụa có những đặc tính gì?

Chất liệu vải lụa có những đặc tính gì?

tháng 11 19, 2019 Add Comment
Hẳn chúng ta đã từng ít nhất một lần nghe đến cái tên vải lụa, đây là một loại chất liệu có đặc điểm vô cùng mỏng, mịn màng và được ứng dụng nhiều trong sản xuất thời trang may mặc hiện nay

Ngay từ thời ông bà ta, thì chất liệu lụa đã được coi là một loại vải cao cấp, cho tới hiện tại khi cuộc sống đã phát triển hơn thì vải lụa vẫn còn vẹn nguyên giá trị của nó. Từ đó con người đã ứng dụng vải lụa vào rất nhiều lĩnh vực như sản xuất thời trang may mặc, hay sử dụng trong các bộ chăn ga gối đệm sang trọng. Vậy vải lụa là gì, đặc điểm của loại vải này như thế nào lại được yêu thích tới vậy. Để giải đáp cho vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vải lụa mềm mại

Vải lụa là vải gì?


Vải lụa là chất liệu vải có bề mặt rất mỏng, mịn được sản xuất bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó là tơ tằm. Cụ thể đó là những người nuôi tằm sẽ xe các sợi tơ ra để đan dệt thành lụa. Đây được coi là một loại hình nghề đã xuất hiện từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Từ đó mà lụa trở thành loại vải đắt tiền, chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến thời điểm đó.
Để đánh giá chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ tằm dâu là được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.
Trải qua một thời gian dài phát triển từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa


Thực tế thì nghề dệt lụa đã có từ rất lâu, đó là vào khoảng 6000 năm trước công nguyên, mảnh đất đầu tiên xuất hiện và phát triển ngành nghề dệt lụa đó là ở Trung Quốc. Đây là một loại vải mà chỉ có tầng lớp vua chúa hoặc các tầng lớp quý tộc mới được sử dụng, vải lụa cũng được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho vua chúa, quan chức quý tộc lúc đó.

Nhưng không lâu sau thời điểm xuất hiện đó thì vải lụa đã bắt đầu trở nên phổ biến và thịnh hành hơn ở thị trường Trung Quốc và được mọi tầng lớp xã hội tại đây sử dụng để tạo thành các bộ quần áo đời thường. Sau đó khi nó đã lan rộng tới các nước ở Châu Á thì vải lụa tiếp tục cho thấy sức ảnh hưởng, nét nổi trội của mình khi nó đã chứng tỏ rằng đây là một loại hàng hóa cao cấp, với độ bền bỉ và có vẻ đẹp huyền bí. Chính vì lẽ đó mà xu hướng sử dụng các đồ dùng có chất liệu vải lụa ngày càng gia tăng, điều này đã khiến cho giới thương nghiệp sẵn sàng đưa loại hàng hóa này đi xuyên các quốc gia khác nhau để tiêu thụ.

Đó là cột mốc lịch sử thể hiện vải lụa có xuất xứ từ Trung Quốc, còn đối với thị trường Việt Nam thì trong lịch sử ghi chép vải lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6. Bởi ở thời gian này, tại huyện Ba Vì nghề chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện. Với bề dày truyền thống lâu đời trong việc phát triển nghề dệt lụa, cho tới nay các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Nổi bật nhất trong số đó chính là cái tên lụa Hà Đông đã trở thành thương hiệu vô cùng quen thuộc khi nhắc tới chất liệu. Vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo, đưa loại lụa này trở thành sản phẩm nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn một thương hiệu vải lụa khác đó là lụa Mỹ Á ở An Giang cũng khá nổi tiếng Việt Nam.

Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa


Chăn tằm
Trong 1 năm, thời điểm thích hợp nhất để chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu, có khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất.Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén thì khoảng từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.
Thức ăn chính của tằm là lá dâu, và dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất sạch, không bị phèn ô nhiễm nguồn nước. Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tầm phát triển đén kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.
Vải lụa trắng
Nhả kén
Các gia đình trồng dâu nuôi tằm thường thực hiện công đoạn này bằng cách dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để cho tằm bắt đầu nhả kén. Bước đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định tổ kén để nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén.
Ươm tơ
Sau khi đưa tằm chín nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Công đoạn ươm tơ này diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.
Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu sợi tơ thô cho công đoạn dệt tiếp theo, thì tùy vào mục đích của người dệt và sản phẩm muốn tạo ra thì nguồn nguyên liệu sợi tơ cần tới những số lượng khác nhau.
Dệt lụa
Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà sẽ có những cách dệt khác nhau để điều chỉnh độ dày mỏngcủa vải lụa, chính ở quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau quyết định tới độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng của vải.
Nhuộm màu vải lụa
Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho các loại vải lụa, bởi vải lụa gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để cho vải có nhiều sắc đa dạng bắt mắt thì bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách để nhuộm vải lụa của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu...
Ngoài ra tùy vào cách phối màu và yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà vải lụa cũng có thể pha và nhuộm màu thành các loại họa tiết như lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng...

Đặc tính của vải lụa


Vải lụa mang trong mình 3 đặc tính quan trọng nhưng lại ít được quan tâm đó là:
Đặc tính cơ học
Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.
Đặc tính vật lý
Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa thông qua các góc cạnh khác nhau.
Đặc tính hóa học
Do được tạo ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Cũng chính đặc điểm này mà khi sử dụng vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bị bám vào da. Tuy nhiên, lụa vẫn được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh đặc biệt là vào những ngày mùa đông lạnh giá.
Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì không nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây cũng là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.

Phân biệt các loại vải lụa


Vải lụa tơ tằm

Đây là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay, lụa tơ tằm được sản xuất toàn bộ bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật. màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng. Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn một số làng nghề sản xuất lụa tơ tằm truyền thống trong đó làng nghề lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á là những tên tuổi khá nổi tiếng.

Vải lụa satin

Vải lụa satin là loại vải làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợ dọc, cấu trúc chi tiết đó là sợi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc theo quy luật như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ lại dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần. Vải lụa satin nếu có các sợi ngang nhiều hơn sợi dọc sẽ giúp độ bóng mịn đẹp hơn và tính thẩm mỹ cao cùng độ bền vượt trội nên giá thành của lụa satin cũng cao hơn so với các chất liệu khác.
Chăn ga gối đệm chất liệu lụa

Vải lụa cotton

Cotton lụa là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này quy tụ tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại. Vải lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt

Vải lụa Twill

Đây là loại vải lụa có cấu trúc sợi chéo, bền và vô cùng chắc. Hai bề mặt của vải không giống nhau. Tơ tằm cũng là nguyên liệu chính để sản xuất là Twill Silk nhưng loại lụa nầy dày hơn lụa thông thông thường và bảo toàn nguyên vẹn sự mềm mại.
Một số loại vải lụa khác đó là lụa Twist Silk, lụa gấm Jacquard, Damask Silk...

Ứng dụng của vải lụa


Hiện nay vải lụa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như:
Sản xuất quần áo
Trang phục bằng vải lụa vô cùng giá trị và đặc biệt được yêu thích trong những ngày nắng nóng, khó chịu vì khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.
Quần áo chất liệu lụa
Sản xuất các đồ trang trí
Không thể phủ nhận về tính thẩm mỹ mà vải lụa mang lại, nên nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ trang trí nội thất như màn, hoặc rèm cửa.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Các sản phẩm chăn ga gối đệm từ chất liệu vải lụa luôn có giá trị cao và giá thành cao hơn so với mặt bằng chung, thế nhưng chất lượng mà chúng có được lại rất tuyệt vời, thương hiệu chăn ga gối đệm Hanvico đã tích cực ứng dụng vải lụa vào các bộ sản phẩm của mình.

Nguồn: https://demxanh.com/vai-lua.html
Thông tin về chất liệu vải Microfiber

Thông tin về chất liệu vải Microfiber

tháng 11 18, 2019 Add Comment
Xuất hiện trong lĩnh vực chăn ga gối đệm, đồ gia dụng chất liệu vải Microfiber đã trở thành một luồng gió mới. 
Từ đó loại vải này đã trở nên phổ biến và rộng rãi, nổi bật nhất đó chính là bộ chăn ga gối chất liệu vải Microfiber mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong các sản phẩm của những thương hiệu lớn hiện nay. Vậy đây là loại vải thế nào, chúng có những ưu điểm nổi trội thế nào? Để giải đáp về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vải Microfiber

Sợi vải Microfiber là gì?


Vải Microfiber được coi như bước cải tiến của loại sợi tổng hợp, đây là một loại sợi siêu mịn, gấp đôi so với sợi vải tơ, nó có kích thước rất nhỏ với đường kính nhỏ hơn 10 micromet và chỉ bằng 1/5 đường kính sợi tóc con người. Nó được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có 2 thành phần chủ yếu là Polyester và Polymide hoặc từ các chất liệu tự nhiên khác như Cellulo, Cacbon Hydrate thực vật.
Thành phần polyester trong sợi vải Microfiber đem lại độ bền và độ cứng cần thiết, và đồng thời sợi polyamide lại có tác dụng cung cấp khả năng hấp thụ cho chất liệu này. Sợi Microfiber sở hữu nhiều tính năng nổi bật như độ mềm dẻo, cùng tính năng chống thấm nước, tĩnh điện và lọc khuẩn rất hiệu quả.

Thành phần của sợi vải Microfiber


Có nhiều quy trình sản xuất vải Microfiber khác nhau, nhưng thông thường tỉ lệ phổ biến để sản xuất ra chúng đó là 80% Polyester và 20% Polymide, hoặc cũng có thể là 75/25 và 70/30. Tùy thuộc vào thành phần pha trộn mà chất liệu vải Microfiber cũng có sự khác biệt. Nếu lượng Polyester nhiều hơn thì sản phẩm sẽ có đặc điểm cứng hơn, khả năng hấp thụ kém đi nhưng ngược lại mang tới độ bền cao hơn cho đồ dùng. Còn Polymide nhiều hơn sẽ đem tới độ mềm dẻo cùng khả năng hấp thụ tốt hơn, nhưng độ bền sẽ thấp đi.

Sợi vải Microfiber và lịch sử phát triển


Vào năm 1950 đánh dấu mốc thời gian đầu tiên khi vải Microfiber được sản xuất lần đầu bằng việc áp dụng kỹ thuật kéo sợi nóng chảy để tạo ra những tấm vải thành phẩm, nhưng vào thời điểm đó chất liệu vải này vẫn chưa được ứng dụng rỗng rãi.
Phải cho tới năm 1960 ở Nhật Bản loại sợi này mới được phát triển bởi một nhà khoa học tại Toray Industries, điều này đã tạo tiền đề để cho sợi Microfiber được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp dệt may. Đến năm 1990 vải Microfiber tại Thụy Điển lần đầu tiên được công bố và sau đó nó mới bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trên khắp khu vực châu Âu. Thời điểm hiện tại khi mà sợi Microfiber đã có khả năng thấm hút tốt, tác dụng làm sạch hoàn hảo đã trở thành nguyên liệu phổ biến trong lĩnh vực may mặc, sản xuất chăn ga gối đệm, và các vật dụng làm sạch chuyên nghiệp.

Tính năng của vải Microfiber


Trong suốt thời gian từ khi loại vải này xuất hiện thì sợi Microfiber đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của lĩnh vực sản xuất công nghiệp lớn như dệt may, sản xuất chăn ga gối. Các thương hiệu lớn đều đồng tình cho rằng loại chất liệu này có nhiều tính năng nổi trội hơn so với loại vải truyền thống, từ đó người dùng sẽ có được sự cảm nhận tốt hơn khi sử dụng các vật dụng có chất liệu vải Microfiber.
Vải Microfiber có thể dùng để lau kính
Cảm giác thoải mái
Đây là yếu tố đầu tiên phải kể tới của chất liệu vải Microfiber này, cụ thể để đánh giá chất lượng của bộ sản phẩm chăn ga gối được làm từ sợi Microfiber người dùng sẽ hoàn toàn hài lòng và yên tâm bởi những bộ chăn ga gối này sẽ đem tới cho người dùng cảm giác mềm mại tuyệt vời, nó sẽ bảo vệ làn da của người dùng một cách hiệu quả.
Với đặc điểm tổng hợp từ những sợi siêu nhỏ, mềm mịn, do đó mật độ sợi vải trên các sản phẩm sẽ dày hơn, và đây cũng là điều dễ hiểu vì sao khi sử dụng các đồ dùng có chất liệu này, người dùng sẽ có được sự êm ái thoải mái, đặc biệt là chăn ga gối chất liệu vải Microfiber.
Đảm bảo an toàn
Sợi Microfiber được cấu tạo từ 2 loại chất liệu đặc biệt an toàn và thân thiện với người dùng, do đó nếu lựa chọn sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu này thì sẽ bảo vệ an toàn tuyệt đối với sức khỏe của người dùng. Ngăn chặn các vấn đề liên quan tới da liễu, phù hợp với những người có làn da dạy cảm thì cũng không hề có cảm giác khó chịu hay mất thoải mái khi sử dụng chúng.
Chống ẩm mốc vượt trội
Thực tế đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sợi vải Microfiber có khả năng thấm hút nước gấp tới 7 lần so với trọng lượng của nó, làm khô khô nhanh gấp 3 lần chất liệu thông thường. Đó là khi bạn giặt các sản phẩm có chất liệu Microfiber thì các phân tử nước cũng không thấm vào cấu trúc sợi vải mà chỉ đi vào khoảng cách giữa các sợi, điểm này đã trở thành một ưu thế vượt trội của loại chất liệu này. Chính vì thế mà chất liệu này đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như may mặc, chăn ga gối đệm, thậm chí là lọc khuẩn.
Độ bền cao
Sợi Microfiber có độ bền lâu dài, có thể lên tới nhiều năm, ưu điểm của loại chất liệu này đó là rất ít khi gặp phải tình trạng bị phai màu mặc dù có trải qua nhiều lần giặt. Sau khi giặt giũ chất liệu này vẫn giữ được nguyên trạng hình dạng ban đầu của mình. Đặc tính này cũng giúp giảm độ nhăn nhàu nát sau nhiều năm sử dụng.
Vải Microfiber được ứng dụng kỹ thuật dệt bởi một trục dọc theo bề ngang của khổ vải nên cấu trúc vải cực kỳ chặt chẽ, rất khó bị phá vỡ vì thế vải Microfiber không bị đổ lông hay bay bụi vải. Với đặc tính này, những chiếc khăn lau, hay giẻ dùng vải Microfiber thật sự rất hoàn hảo để lau bề mặt kiếng, màn hình điện tử, hay các bề mặt sơn tĩnh điện. Và quan trọng là nó hạn chế khả năng dị ứng bụi vải của người sử dụng.
Khả năng kháng khuẩn
Những sản phẩm từ chất liệu vải Microfiber có khả năng chống khuẩn rất cao. Chúng cũng được dùng khá phổ biến trong các bệnh viện nhờ vào khả năng loại bỏ đến 99% các loại vi khuẩn khi mà những sản phẩm từ chất liệu thông thường khác lại chỉ loại bỏ được 30% vi khuẩn. Việc sử dụng tất cả những sản phẩm được làm từ chất liệu Microfiber sẽ hoàn toàn loại bỏ các loại vi trùng giúp ngăn chặn mầm bệnh tấn công và gây hại tới sức khỏe của người dùng.

Vải Microfiber và ứng dụng


Microfiber được sản xuất chăn ga gối đệm
Sản xuất đồ dùng may mặc
Vải Microfiber được sử dụng để sản xuất thời trang thể thao như áo dành vận động viên đạp xe, các loại đồ lót, áo jacket, áo choàng, áo tắm, quần bơi cùng một số sản phẩm khác dành riêng cho các đối tượng người dùng hoạt động thường xuyên dưới nước.
Đồ dùng phụ kiện
Microfiber cũng là nguyên liệu được dùng để sản xuất nhiều loại phụ kiện truyền thống kết hợp với chất liệu da như ví, túi xách, ba lô, bìa sách, giày dép, vỏ điện thoại di động...
Các sản phẩm cách điện
Ngày nay, vải Microfiber cũng được ứng dụng vào để thay thế các vật liệu cách nhiệt phần lông của túi ngủ và thiết bị ngoài trời nhờ khả năng giữ nhiệt tốt và tránh hút ẩm. Bên cạnh đó sợi Microfiber cũng được dùng để cách nhiệt và cách nước trong vỏ xe oto với nhiều lớp mỏng được ghép lại với nhau.
Các bộ chăn ga gối
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu chăn ga gối khác nhau nhưng việc ứng dụng chất liệu vải Microfiber vào các sản phẩm của mình thì không phải thương hiệu nào cũng làm được làm từ chất liệu này.
Thương hiệu ứng dụng chất liệu Microfiber thành công nhất vào các sản phẩm của mình, phải nhắc tới đó là chăn ga gối Everon, các bộ sản phẩm của thương hiệu này  đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe của người dùng từ yếu tố mềm mại cho đến việc phân bố màu sắc đầy đủ cũng như giúp cho việc vệ sinh trở nên dễ dàng cùng với độ bền vượt trội.
Không những thế chăn ga gối Microfiber còn đặc biệt thích hợp để dùng ở vùng có đặc thù thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam, khi ngủ cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi chất dầu, chất nhờn từ da, thế nhưng khi cơ thể bạn tiếp xúc với chất liệu vải Microfiber thì chúng sẽ được  hút và làm sạch đáng kể một cách nhanh chóng giúp cho người dùng có thể dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ ngon và trọn vẹn nhất.
Ngoài ra vải Microfiber còn được ứng dụng trong một số đồ dùng khác như:
Làm đồ nội thất da và ghế sofa, găng tay da, sản phẩm da bao gói bên trong,và một số sản phẩm làm sạch chuyên dụng như găng tay, giẻ lau sàn.

Vải Microfiber

Cách vệ sinh đồ dùng chất liệu Microfiber


Chất liệu vải Microfiber rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình nhưng không phải ai cũng đã nắm rõ được các cách vệ sinh và làm sạch chúng, đặc biệt là các sản phẩm chăn ga gối từ chất liệu này. Bởi bất cứ loại đồ dùng nào cũng cần được vệ sinh định kì để đảm bảo sức khỏe của người dùng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tới đường hô hấp, hay các vấn đề da liễu.
Đặc trưng của vải Microfiber là có thể sử dụng giặt tay và giặt máy để làm sạch nên sẽ giúp người dùng tiết kiệm công đoạn, cũng như thời gian dành cho việc vệ sinh hiệu quả nhất. Nhưng cần chú ý nếu bạn sử dụng máy giặt để giặt chăn ga gối chất liệu Micofiber bằng máy phải dùng loại máy giặt có dung tích tương ứng với kích thước và trọng lượng của bộ chăn ga gối nhà bạn. Nhiệt độ lý tưởng nhất để giặt các sản phẩm chất liệu từ Microfiber là từ 30-45 độ.
Cần nhớ là chỉ nên giặt với mức nhiệt này, bởi trường hợp nước quá nóng sẽ khiến vải bị biến chất và rất dễ bị mủn, xổ lông, nhiệt độ này sẽ vừa làm sạch hiệu quả nhưng vẫn giữ được độ bền cho các loại đồ dùng nhà bạn.
Nên sử dụng các loại bột giặt có độ PH trung tính và hòa tan sẵn trong nước ấm trước khi tiế hành giặt giũ đồ dùng có chất liệu vải Microfiber để giặt tránh tình trạng bột giặt bị vón cục trên các sản phẩm như chăn ga gối. Để làm khô chúng hiệu quả thì sau khi giặt hãy đem phơi ở khu vực thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt từ mặt trời, cần phải hạn chế việc dùng máy sấy để sấy khô, nhằm giảm thiểu tình trạng nhăn nhúm vải.

Bảng giá nệm lò xo Dunlopillo 2019

Bảng giá nệm lò xo Dunlopillo 2019

tháng 11 17, 2019 Add Comment
Nệm lò xo Dunlopillo thương hiệu lâu năm được người tiêu dùng biết đến và sử dụng bởi chất lượng sản phẩm tuyệt vời, bảo hành lâu dài, nhiều ưu đãi dành cho khách hàng. Dunlopillo không ngừng sáng tạo và phát triển nhiều dòng nệm lò xo chất lượng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế nhiều dòng nệm lò xo Dunlopillo được ra đời. Hãy cùng Demxanh xem qua bảng giá khuyến mãi những dòng nệm chất lượng của Dunlopillo.

1. Nệm lò xo Dunlopillo có ưu điểm gì?

Nhiều dòng nệm để lựa chọn.
- Cấu tạo lò xo bền vững và nhiều loại khác nhau.
- Áo đệm cao cấp, vải áo gấm chống cháy, đường thêu tinh tế.
- Đàn hồi tối ưu tạo cảm giác êm ái thoải mái.
- Bảo hành lâu dài 

2. Các dòng nệm lò xo Dunlopillo


2.1. Đệm lò xo cối Dunlopillo New Venus

 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo Liên kết 
- Độ dày đệm 23cm
- Đệm lò xo Venus được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ của Anh. Lò xo được xử lý nhiệt luyện, chất lượng tốt nhất tạo cho cơ thể thoải mái hơn cho người nằm. Thiết kế mang hình dáng box top kiểu mới, gia tăng sự sang trọng đồng thời kết hợp với các lớp đệm êm ái, cho bạn cảm giác sang trọng và thoải mái tuyệt hảo khi sử dụng. 
Đánh giá sản phẩm: - Sản phẩm chất lượng, đàn hồi tối ưu, nâng đỡ cột sống tốt, 
Bảo hành:10 năm

 Dunlopillo New Venus
BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO NEW VENUS
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x190x234.847.0003.635.250
2100x200x234.847.0003.635.250
3120x190x235.288.0003.966.000
4120x200x235.288.0003.966.000
5140x190x235.962.0004.471.500
6140x200x235.962.0004.471.500
7150x190x236.633.0004.974.750
8150x200x236.633.0004.974.750
9160x200x236.633.0004.974.750
10180x200x237.416.0005.562.000
11200x200x238.304.0006.228.000
12180x220x238.682.0006.511.500
13200x220x239.202.0006.901.500
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng



2.2. Nệm lò xo cối Dunlopillo New Diamond
 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo Liên kết 
- Độ dày 24cm 
- Nệm lò xo Dunlopillo Diamond được sản xuất tại Việt Nam bằng công nghệ đến từ Anh, lò xo được xử lý nhiệt luyện chất lượng tốt nhất tạo cho cơ thể thoải mái hơn khi sử dụng. Hệ thông lò xo Bonnell cao 14cm tạo sự bền chắc. Với thiết kế lớp đệm polyester cao cấp với lớp cách ly tuyệt hảo tạo sự thoải mái và lưu thông không khí. 
- Vải nệm gấm cao cấp chống vi khuẩn nấm mốc 
Đánh giá sản phẩm:- Sản phẩm chất lượng, thiết kế sang trọng.
Bảo hành: 10 năm
Dunlopillo New Diamond
BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO NEW DIAMOND
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x200x245.496.0004.122.000
2120x190x246.090.0004.567.500
3120x200x246.090.0004.567.500
4140x190x246.735.0005.051.250
5140x200x246.735.0005.051.250
6150x190x247.378.0005.533.500
7150x200x247.378.0005.533.500
8160x200x247.378.0005.533.500
9180x200x248.169.0006.126.750
10200x200x249.085.0006.813.750
11200x220x249.809.0007.356.750
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng


2.3. Nệm lò xo túi Dunlopillo New Audrey
 

 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo túi liên kết
- Độ dày 25cm
- Nệm lò xo Dunlopillo Audrey được sản xuất tại Việt Nam bằng công nghệ Anh Quốc. Với hệ thống lò xo túi liên kết được thiết kế hỗ trợ tối ưu cho giấc ngủ, giảm thiểu tối đa sự rung động làm phiền người bên cạnh 
- Nệm Audrey có khung hộp định hình bao quanh giúp tấm nệm thêm chắc chắn và tăng độ bền cho hệ thống nệm lò xo. Mặt đệm được hần hoa văn sắc xảo với vải Knitted nhập khẩu mang đến sự sang trọng êm ái tuyệt hảo. 
- Lớp màng bọc không khí và kháng khuẩn bên trong tấm đệm ngăn cách không gian trong và ngoài giúp loại bỏ nguồn gốc phát sinh nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh.
Đánh giá sản phẩm: Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao bởi hệ thống lò xo túi tạo độ đàn hồi tối ưu và không bị tiếng rung đối với dòng nệm lò xo thông thường.
Bảo hành: 10 năm
Dunlopillo New Audrey
BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO NEW AUDREY
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x200x257.909.0005.931.750
2120x190x258.803.0006.602.250
3120x200x258.803.0006.602.250
4140x190x259.787.0007.340.250
5140x200x259.787.0007.340.250
6150x190x2510.720.0008.040.000
7150x200x2510.720.0008.040.000
8160x200x2510.720.0008.040.000
9180x200x2512.106.0009.079.500
10200x200x2513.660.00010.245.000
11200x220x2515.524.00011.643.000
12220x220x2516.805.00012.603.800
13240x240x2519.382.00014.536.500
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng

 


2.4. Nệm lò xo túi Dunlopillo Spine O Master
 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo túi 
- Độ dày 26cm
- Nệm lò xo Dunlopillo Spine Omaster được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ Anh Quốc. Lò xo túi hỗ trợ vững chắc cho xương sống tạo sự thoải mái cho cơ thể. Lớp đệm Polyester cao cấp với lớp cách li tuyệt hảo tạo sự thoải mái và lưu thông không khí. Thiết kế đệm mang hình dáng boxtop kiểu mới gia tăng sự sang trọng đồng thời ết hợp các lớp mút đệm êm ái cho bạn cảm giác thoải mái suốt đêm dài. 
- Hệ thống đệm viền quanh tạo cho các góc cạnh đệm luôn thẳng và bền lâu. Vải bọc được xử lý với tính năng kháng khuẩn chống nấm mốc. 
Đánh giá sản phẩm: - Nệm lò xo Dunlopillo Spine O Master đem đến cho người sử dụng cảm giá thoải mái và an toàn khi sử dụng. 
Bảo hành: 10 năm
 Dunlopillo Spine O Master dày 26cm
BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO SPINE O MASTER
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x200x269.360.0007.020.000
2120x190x2610.809.0008.106.750
3120x200x2610.809.0008.106.750
4140x190x2611.781.0008.835.750
5140x200x2611.781.0008.835.750
6150x190x2612.754.0009.565.500
7150x200x2612.754.0009.565.500
8160x200x2612.754.0009.565.500
9180x200x2614.190.00010.642.500
10200x200x2616.313.00012.234.800
11180x220x2617.597.00013.197.800
12200x220x2618.113.00013.584.800
13200x240x2618.930.00014.197.500
14220x240x2620.147.00015.110.200
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng


2.5. Nệm lò xo túi Dunlopillo Grimsby
 

 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo túi 
- Độ dày 27m
- Nệm lò xo túi Grimsby được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ Anh Quốc. Với hệ thống nhiều lớp nguyên liệu chất lượng tạo sự thoải mái cho cơ thể.
- Thiết kế dạng Plush Top cao cấp, tạo sự êm ái, thoáng mát tối ưu.
Đánh giá sản phẩm:
- Nệm đạt tiêu chuẩn cho khách sạn 5 sao, giá thành phù hợp với chất lượng nệm 
Bảo hành: 10 năm 
Dunlopillo Grimsby dày 28cm

BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO GRIMSBY
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x200x2811.327.0008.495.250
2120x200x2812.383.0009.287.250
3140x200x2813.615.00010.211.200
4160x200x2814.848.00011.136.000
5180x200x2816.374.00012.280.500
6200x200x2818.017.00013.512.800
7200x220x2819.660.00014.745.000
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng


2.6. Nệm lò xo túi Dunlopillo Firmrest

 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo túi 
- Nệm lò xo túi Dunlopillo Firmrest được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ Anh Quốc. Với lớp cao su Dunlopillo Talalay làm giảm áp lực cơ thể tạo sự thoải mái vượt trội.
- Thiết kế lớp Plush Top phía trên giúp mang đến giấc ngue say nồng. Hệ thống diêu bọc bên ngoài vừa giúp gia tăng diện tích vừa hỗ trợ chắc cho nệm. 
- Vải bọc được xử lý tính năng chống nấm mốc vi khuẩn.
Đánh giá sản phẩm: Sản phẩm chất lượng, thiết kế sang trọng
Bảo hành: 10 năm 
 Dunlopillo Firmrest dày 29cm
BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO FIRMREST
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x200x2913.615.00010.211.200
2120x200x2915.373.00011.529.800
3140x200x2916.910.00012.682.500
4160x200x2918.450.00013.837.500
5180x200x2920.677.00015.507.800
6200x200x2923.093.00017.319.800
7180x220x2923.855.00017.891.200
8220x200x2925.140.00018.855.000
9240x200x2928.015.00021.011.200
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng


2.7. Nệm lò xo túi độc lập Dunlopillo Dunchess

 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo túi độc lập
- Độ dày 29cm
- Nệm lò xo Dunlopillo Duchess được sản xuất tại Việt Nam bằng công nghệ Anh Quốc. 
- Hệ thống siêu bọc Ultra - edge Encased bảo vệ đệm tối ưu. Hệ thống này có khả năng mở rộng diện tích đệm giúp thoải mái khi nằm đồng thời kéo dài tuổi thọ đệm. 
- Sử dụng công nghệ bạc Nano, Lớp đệm cao su Talasilver có khả năng kháng khuẩn, không gây dị ứng
- Vải bọc được xử lý tính năng kháng khuẩn chống nấm mốc.
Đánh giá sản phẩm: Đạt tiêu chuẩn Châu Âu, đem đến sự sang trọng 
Bảo hành: 10 năm
 Dunlopillo Duchess dày 29cm
BẢNG GIÁ NỆM LÒ XO DUNLOPILLO DUNCHESS
STTKích thước (cm)Giá HãngGiá KM
1100x200x2915.927.00011.945.200
2120x190x2917.627.00013.220.200
3120x200x2917.627.00013.220.200
4140x190x2919.607.00014.705.200
5140x200x2919.607.00014.705.200
6150x190x2921.586.00016.189.500
7150x200x2921.586.00016.189.500
8160x200x2921.586.00016.189.500
9180x200x2924.061.00018.045.800
10200x200x2926.760.00020.070.000
11180x220x2927.836.00020.877.000
12200x220x2928.999.00021.749.200
13220x220x2932.368.00024.276.000
14200x240x2933.662.00025.246.500
15220x240x2934.827.00026.120.200
(*) Liên hệ để nhận báo giá tốt nhất + Quà tặng

2.8. Nệm lò xo túi độc lập cao su Dunlopillo New Elizabeth

 Cấu tạo sản phẩm và tính năng:
- Hệ thống lò xo túi độc lập
- Độ dày 36cm
- Sử dụng công nghệ bạc Nano, cao su Dunopillo Talasilver có khả năng kháng khuẩn, không gây dị ứng, không cho phép vi khuẩn gia tăng trên bề mặt nệm giúp bảo vệ và tạo sự thoải mái tối ưu, mang đến cho bạn và gia đình một giấc ngủ khoẻ mạnh
- Hệ thống lò xo IPS PARALLEL hỗ trợ tốt nhất cho cuộc sống. Lò xo túi độc lập, thiết kế dạng song song hỗ trợ vững chắc cho những đường cong tự nhiên của cơ thể.
Đánh giá sản phẩm: Chất lượng Châu Âu
Bảo hành: 10 năm
 Dunlopillo Elizabeth new dày 34cm

 3. 
Địa chỉ mua nệm lò xo Dunlopillo uy tín ở đâu?
 
Thị trường đệm luôn biến chuyển và thay đổi liên tục. Nếu bạn đang muốn mua đệm lò xo Dunlopillo nhưng chưa tìm được địa chỉ đáng tin cậy để mua hàng thì Demxanh chúng tôi sẽ là gợi ý dành cho bạn, Hiện nay chúng tôi có 9 hệ thống showroom phân bố ở nhiều địa chỉ trên Hà Nội và 1 địa chỉ ở Thái Bình. Đến với Demxanh bạn sẽ hoàn toàn yên tâm lựa chọn sản phẩm mong muốn với giá cả, ưu đãi hay phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên bán hàng nơi đây. Hình thức chuyển hàng nhanh chóng.